Singapore là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với số vốn lên tới 4,66 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2024. Tiếp đến là Trung Quốc và Nhật Bản.
- Lâm Đồng muốn có đường bay thẳng đến Singapore
- Vai trò của Website đối với Doanh nghiệp
- Hệ thống nhà máy Viên Sơn đạt chứng nhận BRCGS
- Quảng bá sản phẩm tại Đại hội Mặt trận Tổ quốc tỉnh Lâm Đồng
- Lâm Đồng kết nối Doanh nghiệp với Quỹ đầu tư Protus Group Singapore
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến 31/8 gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 20,52 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký cấp mới có 2.247 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt gần 12 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước về số dự án và tăng 27% về số vốn đăng ký.
Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 8,53 tỷ USD, chiếm 71,1% tổng vốn đăng ký cấp mới. Hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 2,4 tỷ USD, chiếm 20%; các ngành còn lại đạt 1,07 tỷ USD, chiếm 8,9%.
Trong số 66 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 8 tháng năm 2024, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 4,66 tỷ USD, chiếm 38,8% tổng vốn đăng ký cấp mới. Tiếp đến là Trung Quốc gần 1,7 tỷ USD; Đặc khu hành chính Hồng Công (Trung Quốc) 1,41 tỷ USD; Nhật Bản 1,24 tỷ USD…
Cũng theo Tổng cục Thống kê, vốn đăng ký điều chỉnh có 926 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 5,71 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 8 tháng năm 2024 ước đạt 14,15 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 8 tháng trong 5 năm qua.
Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 11,28 tỷ USD, chiếm 79,7% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện. Hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,27 tỷ USD, chiếm 9%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 542,3 triệu USD, chiếm 3,8%.
8 tháng năm 2024, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt hơn 147,3 triệu USD, bằng 35,4% so với cùng kỳ. Các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 75 dự án mới và 17 lượt điều chỉnh vốn đầu tư. Vốn đầu tư tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng; công nghiệp chế biến, chế tạo; bán buôn, bán lẻ…
Có 25 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam trong 8 tháng năm 2024. Các nước thu hút đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Hà Lan, Lào, Anh, Mỹ… Lũy kế đến tháng 8 năm 2024, Việt Nam đã có 1.757 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư Việt Nam gần 22,26 tỷ USD.
Hoài Anh
- Bất động sản ‘cắt lỗ’ rục rịch giao dịch trở lại
- Cần làm gì để Đà Lạt trở thành Thành phố sáng tạo âm nhạc?
- FPS 2024 – Time Capsule: Chuỗi sự kiện hấp dẫn chào đón tân sinh viên trường Báo
- Công ty Nhôm Đắk Nông tổ chức Về nguồn tại Côn Đảo
- Hiệp định RCEP: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Tây Nguyên