Bước đầu, Điểm giới thiệu, trưng bày và bán sản phẩm OCOP tại Đà Lạt cung cấp khoảng 20 mặt hàng của 7 doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng, được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, OCOP, Đà Lạt – Kết tinh kỳ diệu từ đất lành…
- Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP qua thương mại điện tử
- Đà Lạt công nhận 7 điểm mua sắm chất lượng cao 10 năm liên tục
- Đà Lạt: Trao chứng nhận Nhãn hiệu xanh, Điểm mua sắm chất lượng cao
- Có một thiên đường nghỉ dưỡng mang tên Thủy Hoàng Nguyên Đà Lạt
- Giải pháp đưa sản phẩm OCOP Lâm Đồng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu
Chiều ngày 4/12, tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng), 7 doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh các loại nông đặc sản Đà Lạt đã tổ chức khai trương Điểm giới thiệu, trưng bày và bán sản phẩm OCOP, tại địa chỉ 237 Phù Đổng Thiên Vương.
7 doanh nghiệp này gồm: Công ty TNHH Nông sản Tổ hợp tác Hiếu Linh (chuyên sản xuất nông sản hữu cơ), Công ty TNHH Seed Coffee (cà phê đặc sản), Công ty TNHH Dalahuf (mắc ca và nông sản Đà Lạt), Công ty TNHH Thiên Hương Phát Đà Lạt (đông trùng hạ thảo), Công ty TNHH Berryland Việt Nam (mứt, trà và đặc sản Đà Lạt), Công ty Cổ phần Matoni (mật ong), Công ty TNHH bánh kẹo NLC (các loại bánh từ nông sản Đà Lạt).
Bước đầu, Điểm giới thiệu, trưng bày và bán sản phẩm OCOP cung cấp đến khách hàng khoảng 20 sản phẩm đặc sản Đà Lạt đạt chứng nhận OCOP và nhãn hiệu “Đà Lạt – Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”. Trong đó, nhiều sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, organic; là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam…
Bên cạnh giới thiệu và bán sản phẩm trực tiếp tại cửa hàng, các doanh nghiệp còn đồng thời quảng bá, bán sản phẩm của các thành viên trong nhóm liên kết thông qua các kênh bán hàng online và sàn thương mại điện tử.
Theo bà Lê Thị Thu Hậu – Giám đốc Công ty Nông sản Hiếu Linh, sau quá trình tìm hiểu quy trình sản xuất, kinh doanh và cùng nhau “chinh chiến” tại nhiều chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ quảng bá sản phẩm khắp các tỉnh thành, các doanh nghiệp đã quyết định tiến tới hợp tác để mở Điểm giới thiệu, trưng bày và bán sản phẩm OCOP tại Đà Lạt.
“Chúng tôi xem nơi đây là ngôi nhà chung của các thành viên để cùng nhau giới thiệu, quảng bá sản phẩm, thương hiệu. Do đó, khi tham gia liên kết, thành viên phải được chọn lọc kỹ lưỡng… để bảo đảm mang đến những sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng cho người tiêu dùng”, bà Lê Thị Thu Hậu nhấn mạnh.
Là một trong số các thành viên tham gia nhóm liên kết từ đầu, chị Nguyễn Thị Cẩm Thảo – Giám đốc Công ty TNHH Seed Coffee, cho biết, các doanh nghiệp xây dựng điểm giới thiệu, trưng bày và bán sản phẩm OCOP nhằm đồng hành cùng chương trình OCOP và quảng bá, phát triển sản phẩm mang nhãn hiệu “Đà Lạt – Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” của tỉnh Lâm Đồng.
Việc liên kết, hợp tác này nhằm tạo sức mạnh tập thể, phát huy tốt nhất nội lực, kinh nghiệm, thế mạnh của mỗi doanh nghiệp để hỗ trợ cùng nhau phát triển. Nhóm sẽ chọn lọc các sản phẩm chủ lực của mỗi doanh nghiệp để tránh trùng lặp, bảo vệ lợi ích cho nhau để phát triển công bằng và tích cực nhất.
“Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển thêm thành viên để tạo sự đa dạng sản phẩm cho điểm bán hàng. Đồng thời tiến tới nhân rộng mô hình theo hình thức chuỗi cửa hàng, không chỉ trên địa bàn TP Đà Lạt mà còn tại các địa phương khác. Từ đó góp phần mang sản phẩm OCOP, “Đà Lạt – Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” đến gần hơn với đối tác khách hàng trong và ngoài nước”, Giám đốc Seed Coffee chia sẻ.
Viên Hữu
- VJBA: 10 năm với sứ mệnh kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản
- Công ty TNHH Quảng Thái: Nâng tầm thương hiệu đặc sản Đà Lạt
- Đắk Nông lập Tổ công tác đặc biệt gỡ khó cho Doanh nghiệp
- Tập đoàn Đèo Cả tổ chức giải golf tri ân đối tác tại FLC Golf Links Quy Nhon
- Gần 50 doanh nghiệp tham gia Cuộc thi “Cà phê đặc sản Việt Nam” 2023