Lô cà phê đặc sản chuẩn bị xuất nguyên container sang Nhật được trồng ở nơi có điều kiện tự nhiên đặc biệt, hái chín bằng tay với tỷ lệ 100%, lên men nguyên trái với phương pháp tự nhiên, phơi chậm, bảo quản trong kho mát… Từ đó tạo ra hương vị đặc trưng, độc đáo và có giá trị cao hơn nhiều so với cà phê thương mại.
- Simexco 30 năm – Tầm nhìn mới
- Xuất container Cà phê đặc sản đầu tiên sang Nhật
- Mang cà phê đặc sản chinh phục người tiêu dùng Thủ đô
- Doanh nhân Đặng Văn Thành chia sẻ kinh nghiệm vượt sóng gió thương trường tại Lâm Đồng
Như Doanh nghiệp Việt Nam đã thông tin, ngày 5/7 tới đây, Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk (Simexco Daklak) sẽ xuất khẩu chính ngạch lô hàng nguyên container cà phê đặc sản cho thị trường Nhật Bản. Đây là container cà phê đặc sản đầu tiên của Việt Nam được xuất sang thị trường Nhật Bản. Lô hàng có khối lượng gần 20 tấn.
Cà phê đặc sản là một loại cà phê đến từ các vùng trồng có điều kiện tự nhiên đặc biệt. Quy trình chăm sóc, thu hoạch và chế biến của cà phê đặc sản tuân theo các tiêu chuẩn và quy trình đánh giá của Hiệp hội cà phê đặc sản thế giới (SCA) và Viện chất lượng cà phê thế giới (CQI). Để được coi là cà phê đặc sản, sản phẩm này phải đạt từ 80 điểm trở lên trong quá trình đánh giá.
Theo Simexco Daklak, lô hàng chuẩn bị xuất sang Nhật được trồng tại Hợp tác xã Ea Tân (thôn Thanh Cao, xã Ea Tân, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk), với độ cao trên 800m so với mặt nước biển. Vùng trồng này có nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho cây cà phê phát triển và cho ra một loại cà phê chất lượng vượt trội.
Sau khi hái chín bằng tay với tỷ lệ 100%, cà phê được sơ chế, sau đó rửa sạch qua hai lần nước và được kiểm soát quá trình lên men nguyên trái với phương pháp chế biến tự nhiên Anaerobic Natural. Từ đó tạo ra những hương vị đặc trưng, độc đáo cho cà phê. Cuối cùng, cà phê sẽ trải qua giai đoạn phơi chậm để loại bỏ độ ẩm và đạt được độ ổn định cần thiết.
Để bảo quản hương vị lâu hơn, sau quá trình chế biến, cà phê sẽ được bảo quản trong kho mát. Tất cả quá trình trên nhằm tạo ra những hương vị mới và độc đáo cho cà phê đặc sản, đồng thời giữ được chất lượng và hương vị của cà phê trong thời gian dài.
Khách hàng mua cà phê đặc sản thường rất khắt khe và đòi hỏi sự ổn định chất lượng cho cả lô hàng. Để đáp ứng được yêu cầu này, Simexco đã dành nhiều năm để khách hàng có thể thử nghiệm, duyệt mẫu trước khi xuất đơn hàng.
Ông Lê Đức Huy – Tổng Giám đốc Simexco Daklak cho hay, đối tác Nhật Bản nhập nguyên container cà phê đặc sản lần này là khách hàng lâu năm của công ty. Trước đó chủ yếu mua các mặt hàng cà phê nhân xanh thương mại (Arabica và Robusta). Sau khoảng thời gian dài tìm hiểu, khảo sát, kiểm tra chất lượng và nhận thấy đây là mặt hàng mới đầy tiềm năng phát triển, đối tác mới quyết định đặt hàng.
Một số sản phẩm cà phê đặc sản thậm chí có giá trị lên đến 310.000 – 430.000 đồng/kg (được định giá trong cuộc đấu giá cà phê đặc sản đầu tiên tại Việt Nam). Do đó việc sản xuất và tiêu thụ cà phê đặc sản đóng góp rất lớn vào việc nâng cao thu nhập của người nông dân. Cà phê đặc sản đem đến giá trị gia tăng cao, giúp thay đổi hướng sản xuất của nông dân và tạo ra cơ hội thu nhập bền vững.
Viên Hữu
- 4 bãi giữ xe tại Quảng trường Lâm Viên Đà Lạt sẽ miễn phí dịp liên hoan phim
- Festival Huế 2022 nhận được sự đồng hành của nhiều doanh nghiệp
- Tập đoàn Hùng Nhơn công bố chiến lược phát triển chuỗi nông nghiệp công nghệ cao
- Hiệp hội Doanh nghiệp Đắk Nông mang yêu thương đến Thiếu nhi vùng biên giới
- Bầu Đức “trở lại”: Làm bất động sản lời ngay 5.000 tỉ cũng không làm nữa