Du lịch canh nông ở Lâm Đồng là loại hình du lịch mới, khai thác được nhiều tiềm năng, lợi thế nhằm hình thành nên nhiều sản phẩm, khu, điểm, tour, tuyến du lịch hấp dẫn du khách.
- Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10 năm 2024 có gì hấp dẫn?
- Chang Shin Việt Nam bắt đầu đưa người lao động du lịch Đà Lạt
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa thông báo kết luận của ông Phạm S – Phó Chủ tịch UBND, Trưởng Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh, tại buổi làm việc về phát triển hoạt động du lịch canh nông (DLCN) trên địa bàn.
Du lịch canh nông là loại hình du lịch mới, khai thác được nhiều tiềm năng, lợi thế nhằm hình thành nên nhiều sản phẩm, khu, điểm, tour, tuyến du lịch hấp dẫn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Bản chất của các sản phẩm DLCN luôn mang tính sáng tạo, thường xuyên đổi mới và hấp dẫn.
Tuy nhiên, hiện nay, việc kinh doanh du lịch canh nông trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế trong việc bảo đảm đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ và trình độ đội ngũ nhân lực.
Đồng thời, việc triển khai các dự án, cơ sở kinh doanh DLCN còn gặp khó khăn, vướng mắc trong áp dụng thể chế (đáp ứng đồng thời các quy định của Luật Đất đai, Luật Quy hoạch, Luật Xây dựng, Luật Du lịch…).
Theo ông Phạm S – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, từ khi Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực (ngày 1/8/2024), việc áp dụng quy định “sử dụng đất kết hợp đa mục đích” đã tạo cơ chế thuận lợi hơn cho việc phát triển sản phẩm du lịch canh nông trên đất nông nghiệp. Đây là “thời cơ vàng” để khuyến khích người dân, doanh nghiệp phục hồi, phát triển mô hình du lịch canh nông.
Trong thời gian tới, tỉnh Lâm Đồng sẽ tiếp tục tạo điều kiện phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch canh nông, tạo bước đột phát trong phát triển các sản phẩm du lịch, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 25/7/2022 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về phát triển du lịch chất lượng cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch số 6195/KH-UBND ngày 18/7/2023 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc triển khai thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2023-2025.
UBND tỉnh Lâm Đồng đề nghị UBND các huyện, thành phố tiến hành rà soát các quy hoạch có liên quan trên địa bàn, xác định các khu vực có tiềm năng khai thác, phát triển du lịch canh nông, xác định giải pháp cụ thể về cơ chế chính sách để hướng dẫn, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đầu tư, phát triển các sản phẩm DLCN đúng quy định.
Trong đó, việc khuyến khích phát triển DLCN cần gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn (giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi).
UBND tỉnh Lâm Đồng giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan căn cứ các quy định pháp luật có liên quan (Điều 218 Luật Đất đai 2024; Điều 99 Nghị định số 102/2024/NĐ-CP ngày 30/7/2024 của Chính phủ; Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ; Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ…) ban hành văn bản hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có liên quan bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật khi đầu tư, phát triển các loại hình DLCN.
Giao Sở Tài nguyên và Môi trường căn cứ quy định hiện hành có văn bản hướng dẫn cụ thể việc sử dụng đất kết hợp đa mục đích để kinh doanh du lịch canh nông trên địa bàn tỉnh, bảo đảm chi tiết, cụ thể, dể hiểu, dễ thực hiện, bám sát các quy định của pháp luật về đất đai để phát huy hiệu quả tiềm năng du lịch canh nông.
Đồng thời giao Sở VHTT&DL căn cứ bộ thủ tục hành chính về thẩm định, công nhận khu, điểm du lịch trên địa bàn để tiến hành rà soát, công nhận, công nhận lại các cơ sở kinh doanh du lịch canh nông phù hợp với quy định của Luật Du lịch, và quy định khác có liên quan để trình cấp có thẩm quyền công nhận điểm du lịch canh nông theo đúng quy định.
Theo ông Phạm S – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, DLCN là thương hiệu du lịch độc đáo của tỉnh Lâm Đồng, dựa trên nền tảng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, tạo sự lan toả, trở thành điểm đến yêu thích của du khách… mang lại doanh thu cao cho người dân, doanh nghiệp.
“Tỉnh Lâm Đồng khuyến khích các tổ chức, cá nhân sở hữu tài nguyên du lịch, nông nghiệp để phát triển DLCN. Tuy nhiên, việc đầu tư, phát triển du lịch canh nông phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật trong các lĩnh vực có liên quan”, ông Phạm S nhấn mạnh.
Du lịch canh nông là tam nông (nông nghiệp, nông dân, nông thôn) gắn với hoạt động du lịch. Năm 2015, UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt đề án thí điểm xây dựng các mô hình DLCN và trở thành địa phương đầu tiên của cả nước thí điểm mô hình kết hợp du lịch với sản xuất nông nghiệp. Đến nay, ngoài Lâm Đồng, mô hình này xuất hiện ở Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái và một vài tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như Bến Tre, Tiền Giang…
Viên Hữu
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền cảm ơn Trang tin Thương hiệu & Truyền thông
- Diễn đàn Doanh nhân Việt Nam chính thức ra mắt, kết nối không giới hạn
- Quỹ DHN: Từ thiện gắn với nâng cao nhận thức cộng đồng
- Check-in cùng Dalat Fairytale Land – Làng Cổ Tích dịp Quốc tế thiếu nhi
- Đà Lạt khai mạc cung đường nghệ thuật, thêm điểm nhấn thu hút du khách