Chương trình do APO phối hợp với Uỷ ban Tiêu chuẩn đo lường chất lượng quốc gia tổ chức, nhằm giới thiệu các kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm thực tiễn về thiết kế hệ sinh thái đổi mới xã hội.
- Khoai lang Viên Sơn… “vươn xa”
- L’angfarm: Mỗi sản phẩm là một món quà
- Những thách thức trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp thời đại số
- Vai trò, vị thế Hiệp hội Doanh nghiệp Lâm Đồng ngày càng được nâng cao
- Công ty TNHH Vĩnh Tiến phát triển Du lịch canh nông gắn với tiêu thụ đặc sản Đà Lạt
Từ ngày 1 – 5/7, tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng), Uỷ ban Tiêu chuẩn đo lường chất lượng quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp với Tổ chức Năng suất châu Á (APO), tổ chức khóa đào tạo về xây dựng hệ thống đổi mới xã hội. Một số doanh nghiệp sản xuất nông sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được mời tham dự.
Tại khoá đào tạo, các diễn giả đến từ các thành viên APO đã chia sẻ và thảo luận về các chủ đề: đổi mới xã hội trong các lĩnh vực khác nhau; lập bản đồ hệ sinh thái xã hội; tư duy thiết kế để giải quyết vấn đề xã hội và môi trường; đổi mới xã hội và khả năng phục hồi; các công cụ và khuôn khổ chính sách cho đổi mới xã hội bền vững và mở rộng quy mô.
Qua đó, giới thiệu các kiến thức và kinh nghiệm thực tế về thiết kế hệ sinh thái đổi mới xã hội, nâng cao khả năng hướng dẫn thực hiện và trao đổi các bài học thực tiễn để phát triển các hệ thống đổi mới xã hội.
Trong khuôn khổ khoá đào tạo, các thành viên APO đã tổ chức khảo sát thực tế một số doanh nghiệp sản xuất nông sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, như: Công ty Cổ phần Viên Sơn (huyện Đức Trọng), Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại VOCo (huyện Lạc Dương) và Công ty TNHH Nấm Đà Lạt (TP Đà Lạt).
APO là tổ chức liên chính phủ cam kết cải thiện năng suất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Được thành lập vào năm 1961, APO đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội bền vững của khu vực, thông qua các dịch vụ tư vấn chính sách, hoạt động như một cơ quan cố vấn chính sách cấp cao và thực hiện các sáng kiến thông minh trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và công cộng.
APO đang định hình tương lai của khu vực bằng cách hỗ trợ các nền kinh tế thành viên xây dựng chiến lược quốc gia nhằm nâng cao năng suất và thông qua hàng loạt các nỗ lực xây dựng năng lực thể chế, bao gồm nghiên cứu và trung tâm xuất sắc ở các nước thành viên.
APO hiện có 20 thành viên, gồm: Bangladesh, Campuchia, Đài Loan, Fiji, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Cộng hòa Hồi giáo Iran, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Malaysia, Mông Cổ, Nepal, Pakistan, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam.
Với mục tiêu nâng cao năng suất trong khu vực, tại Việt Nam và cụ thể là tỉnh Lâm Đồng, APO hiện đang triển khai nhiều chương trình hỗ trợ phát triển năng suất, chú trọng vào lĩnh vực nông nghiệp.
Các chương trình, dự án của APO là cơ hội tốt để các doanh nghiệp, cơ quan tỉnh Lâm Đồng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về năng suất, nông nghiệp, các bài học thực tiễn với các chuyên gia quốc tế và khu vực, trực tiếp góp phần nâng cao năng lực.
Tại Lâm Đồng, APO cũng đã tài trợ dự án “Kiểm soát khí hậu vi mô nhà kính trồng cây ớt ngọt” cho Công ty Cổ phần Viên Sơn, để áp dụng công nghệ mới giúp nâng cao năng suất cho doanh nghiệp.
Lâm Đồng có câu lạc bộ cựu học viên APO
Ngày 29/11/2023, trong khuôn khổ hội thảo khoa học “Nâng cao năng suất chất lượng dựa trên đổi mới sáng tạo” do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (nay là Uỷ ban Tiêu chuẩn đo lường chất lượng quốc gia) phối hợp với APO tổ chức tại TP Đà Lạt. Ban tổ chức đã quyết định thành lập Câu lạc bộ cựu học viên APO tại Lâm Đồng.
Câu lạc bộ được thành lập nhằm mục tiêu liên kết các học viên APO để chia sẻ kinh nghiệm và phát huy kiến thức học tập từ các chương trình của APO, cùng hỗ trợ nhau lan tỏa tri thức về năng suất, tạo mạng lưới liên kết của địa phương.
Viên Hữu
- Doanh nghiệp Ấn Độ lập kỷ lục ký kết giao thương với các tỉnh Tây Nguyên
- Buôn Ma Thuột kêu gọi miễn phí cà phê vào ngày 10/3
- Doanh nghiệp cần thể hiện bản sắc cốt lõi trong văn hóa kinh doanh
- Chuyển giao Đảng bộ Công ty Thủy điện Đồng Nai về trực thuộc Đảng bộ Tổng Công ty Phát điện 1
- Giải thưởng VinFuture được các nhà khoa học nổi tiếng thế giới đánh giá cao