Đó là một trong những mục tiêu quan trọng của “Diễn đàn hỗ trợ kết nối B2B cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ”, được tổ chức bởi Cục Phát triển doanh nghiệp, Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam và các đối tác.
- Công ty TNHH Vĩnh Tiến: 27 năm hình thành và phát triển
- Truyền thông thương hiệu góp phần phát triển và định vị Doanh nghiệp
- Vai trò, vị thế Hiệp hội Doanh nghiệp Lâm Đồng ngày càng được nâng cao
- Đà Lạt chính thức nộp hồ sơ gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO
Ngày 21/7 tới đây, tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng), Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), phối hợp với Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, VCCI và các đối tác, sẽ tổ chức “Diễn đàn hỗ trợ kết nối B2B cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ”.
Diễn đàn nằm trong khuôn khổ dự án hỗ trợ kỹ thuật về chương trình thúc đẩy phát triển doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương, do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) thực hiện tại Việt Nam (2019-2024).
Nội dung chính của chương trình là phần chia sẻ kinh nghiệm kết nối B2B và các giải pháp hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ.
Bên cạnh đó, đại diện một số doanh nghiệp, tập đoàn bán lẻ sẽ chia sẻ về cách thức cộng tác các nhà cung cấp trong chuỗi chế biến nông sản, chuỗi du lịch và các sản phẩm liên quan.
Diễn đàn cũng dành thời gian để các doanh nhân nữ, phụ nữ khởi nghiệp tỉnh Lâm Đồng trao đổi, thảo luận với các diễn giả, đại diện các doanh nghiệp về những thuận lợi, khó khăn khi tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị. Và chương trình kết nối ngoài hội trường với các hoạt động tham quan, trao đổi, tư vấn thông tin tại các gian hàng.
Bà Mai Thị Diệu Huyền – Phó Chủ tịch phụ trách Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, cho biết có khoảng 10-15 doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể do nữ làm chủ tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm đặc trưng của tỉnh Lâm Đồng tại diễn đàn.
“Thông qua diễn đàn, ban tổ chức mong muốn tạo điều kiện cho doanh nghiệp do nữ làm chủ tăng cường khả năng cạnh tranh và tiếp cận thị trường, tập trung vào phát triển các kỹ năng mềm và kỹ năng kết nối trong chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng, kênh phân phối…”, bà Mai Thị Diệu Huyền chia sẻ.
Mặc dù Việt Nam có tỷ lệ nữ làm chủ thuộc Top đầu khu vực Đông Nam Á, song hầu hết các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đều có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, với trên 90% số doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ…
Nguyên nhân là bởi, dù có sự công nhận về bình đẳng giới về mặt hiến pháp và ngày càng có nhiều sửa đổi các văn bản pháp luật, quy định để duy trì bình đẳng giới, nhưng các nữ doanh nhân ở Việt Nam vẫn chịu áp lực từ chuẩn mực và kỳ vọng xã hội. Đó là các giá trị truyền thống và gia trưởng làm gia tăng sự phụ thuộc của phụ nữ.
Phụ nữ cũng liên quan đến các giá trị, chuẩn mực xã hội và thiên kiến, nên có ít thời gian hơn để tập trung phát triển kinh doanh. Nữ doanh nhân cũng chịu thiệt thòi hơn so với nam giới vì phải dành thời gian làm các công việc gia đình và chăm sóc con cái, người thân nhiều hơn.
Viên Hữu