1 trong 5 xu hướng chính của thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam là các nhà xuất khẩu đang tăng cường xây dựng thương hiệu để nâng cao sự hiện diện trực tuyến toàn cầu. Đã có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam tận dụng cơ hội thành công vươn ra toàn cầu, xây dựng thương hiệu quốc tế thông qua hình thức xuất khẩu trực tuyến này.
- Đưa thương hiệu “Đà Lạt – Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” xuất ngoại
- Công ty TNHH Quảng Thái: Nâng tầm thương hiệu đặc sản Đà Lạt
- Truyền thông thương hiệu góp phần phát triển và định vị Doanh nghiệp
- Phát triển thương hiệu cà phê Arabica Lạc Dương tại Nhật Bản
- Thương hiệu Việt vươn biển lớn nhìn từ Nature Queen của Sao Thái Dương
Thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu Việt
Hiện bán hàng xuyên biên giới thông qua thương mại điện tử đang trở thành xu hướng trên toàn cầu. Với lợi thế không mất nhiều chi phí đầu tư vận hành, tìm khách hàng của thương mại điện tử xuyên biên giới (TMĐTXBG), doanh nghiệp (DN) Việt Nam cũng đang tăng tốc hội nhập để có thể mở rộng được thị trường, xuất khẩu được hàng hóa qua hình thức trực tuyến.
Theo ông Gijae Seong – Giám đốc Điều hành Amazon Global Selling Việt Nam, các DN Việt Nam thành công hiện nay do họ có cách tiếp cận tiệm cận với nhu cầu toàn cầu hơn. Họ không ngừng mở rộng các danh mục sản phẩm dựa trên lợi thế của họ nhiều hơn là dựa vào cạnh tranh về giá để có được thành công.
DN cũng gia tăng giá trị sản phẩm bán ra bằng việc sáng tạo sản phẩm, xây dựng thương hiệu bài bản, biết sử dụng kỹ thuật, công nghệ để vận hành DN trên môi trường online thành công.
Tuy nhiên, trước nhiều thương hiệu từ các quốc gia cùng tham gia bán hàng toàn cầu, xuất khẩu trên nền tảng TMĐTXBG nói chung và sàn thương mại điện tử Amazon nói riêng cũng là những thách thức đối với DN để cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Theo đó, với nhóm các nhà bán hàng từng kinh doanh online, có kỹ năng số, bán hàng trên môi trường số cần có tầm nhìn dài hạn, xây dựng kế hoạch kinh doanh TMĐTXBG lâu dài, nghiêm túc cùng với nỗ lực xây dựng thương hiệu. Trước đây, họ chỉ bán sản phẩm, tính lợi nhuận trên từng sản phẩm bán ra, chứ không xây dựng lộ trình hay kế hoạch kinh doanh dài hạn, gia tăng sức mạnh thương hiệu để tăng giá trị cho sản phẩm.
Với các nhà sản xuất truyền thống hoặc chủ thương hiệu, dù có năng lực sản xuất nhưng chưa biết cách làm thương hiệu trên môi trường online. Do vậy, khi bước vào môi trường online, thâm nhập các thị trường quốc tế, cách làm thương hiệu phải khác.
Thêm vào đó, dù biết cần có câu chuyện thương hiệu, song các DN thuộc nhóm này chưa biết cách tận dụng các công cụ, giải pháp từ Amazon để bảo vệ thương hiệu, xây dựng các chương trình khuyến mãi, lên kế hoạch tìm hiểu nhu cầu thị trường bài bản, dài hạn…
Xây dựng thương hiệu để đi đường dài
Theo giới chuyên gia, một trong 5 xu hướng chính của TMĐTXBG tại Việt Nam là các nhà xuất khẩu Việt Nam đang tăng cường xây dựng thương hiệu để nâng cao sự hiện diện trực tuyến toàn cầu. Đã có rất nhiều DN Việt Nam tận dụng cơ hội thành công vươn ra toàn cầu, xây dựng thương hiệu quốc tế thông qua xuất khẩu trực tuyến.
Với 3 năm kinh nghiệm bán hàng thành công qua Amazon, ông Vũ Hoàng – Công ty Cổ phần ANECO thuộc Tập đoàn An Phát Holdings cho biết, ngay từ đầu, DN đã xác định đây là kênh bán lẻ rất cạnh tranh và việc xây dựng thương hiệu là tối quan trọng. Xây dựng thương hiệu là chìa khoá tiên quyết để DN có thể đi được hành trình dài trong việc chuyển đổi từ bán buôn sang bán lẻ và từ sản xuất sang bán lẻ.
Trong khi đó, với 5 năm bán hàng trên nền tảng Amazon và 8 năm kinh doanh TMĐTXBG, ông Nguyễn Ngọc Sơn – Nhà sáng lập 22 Craft – 8 năm kinh doanh TMĐTXBG cho rằng, việc xây dựng thương hiệu là bước rất quan trọng trong việc tăng lợi thế về sự khác biệt.
Xây dựng thương hiệu trên nền tảng TMĐTXBG giúp DN có được uy tín và tạo được điểm nhấn về sự khác biệt của sản phẩm trong tâm trí khách hàng.
Với những nhà bán hàng mới, theo ông Sơn, nên bắt đầu xây dựng thương hiệu ngay khi bắt đầu kinh doanh trên nền tảng TMĐTXBG hoặc thậm chí có bước chuẩn bị trước khi thực sự kinh doanh theo hình thức này.
Việc xây dựng thương hiệu ngay từ ban đầu sẽ giúp người bán hàng có những định hướng cụ thể về lộ trình phát triển lâu dài.
Ngoài ra, sẽ tập trung được nhiều hơn vào những dòng sản phẩm phù hợp với thương hiệu, tạo dựng được sự nhất quán trong nhận diện thương hiệu cho các sản phẩm của mình.
“Có một lỗi mà rất nhiều người bán hàng mắc phải. Đó là khi bắt tay triển khai bán hàng thấy sản phẩm nào cũng tiềm năng và biến thương hiệu của mình thành cái cửa hàng tạp hoá. Đây là điều không nên, thay vào đó phải nghĩ đến việc xây dựng thương hiệu ngay từ đầu để tập trung vào những sản phẩm có liên quan đến nhau. Như vậy sẽ tạo được động lực phát triển rất lâu dài cho thương hiệu”, ông Sơn khuyến nghị.
Thương hiệu phải khác biệt
Theo ông Vũ Hoàng, xuất phát điểm là nhà sản xuất và xuất khẩu B2B nên cách tiếp cận ngay từ đầu của ANECO đã khác so với các DN khác khi chọn thương mại là bắt buộc phải bán các dòng sản phẩm mà mình sản xuất ra, không có nhiều lựa chọn trong việc bán hàng. Doanh nghiệp sản xuất ra cái gì thì bán cái đó, và phải bán bằng được. Đây là mục tiêu ngay từ ban đầu của một đơn vị sản xuất.
Thời điểm ban đầu khi kinh doanh trên Amazon, DN gặp phải rào cản lớn. Đó là đã có một thương hiệu đến từ Trung Quốc, chiếm hơn 50% thị phần của cả thị trường. Với mục tiêu bắt buộc bán được sản phẩm này và vẫn phải chiếm lĩnh được thị trường đang tăng trưởng tốt, cách duy nhất DN làm được việc đó là xây dựng một thương hiệu khác biệt với thương hiệu đang tồn tại mạnh trên thị trường.
Với chiến lược này, công ty đã tập trung vào 2 tiêu chí mạnh nhất của sản phẩm DN, đó là chất lượng cao và Made in Vietnam. Đây là hai tiêu chí ngoài truyền thông qua các công cụ của Amazon thì DN phải truyền thực tế vào sản phẩm cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Cùng quan điểm, ông Sơn chia sẻ, trong bối cảnh đối diện với nhiều khó khăn tại thời điểm ban đầu, DN luôn trăn trở làm thế nào để tạo ra được các sản phẩm mang tính khác biệt, mang tính giá trị dành cho những khách hàng của mình so với những thương hiệu khác đang rất thành công và có chung khách hàng.
Với thực tế đó, DN thường xuyên thực hiện việc theo dõi và đánh giá phản hồi của khách hàng liên quan đến sản phẩm của chính doanh nghiệp và những thương hiệu khác trên thị trường.
Qua đó có thông tin để có thể tối ưu được sản phẩm, tối ưu chiến lược nhằm cung cấp sản phẩm chất lượng nhất, đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng. Theo thời gian, sẽ tạo được thiện cảm với thương hiệu và thu hút được khách hàng mua sắm trong những lần tiếp theo.
Nguyệt Minh