Qua kiểm tra các cơ sở dịch vụ làm đẹp, thẩm mỹ, spa, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng phát hiện nhiều tồn tại, đặc biệt tình trạng hành nghề thẩm mỹ “chui” diễn ra hết sức tinh vi, phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người dân.
- Xu hướng làm việc từ xa ngày càng phổ biến
- Tập đoàn Mai Linh kỷ niệm 34 năm thành lập
- Lâm Đồng: Miễn phí đăng ký doanh nghiệp qua mạng
- Du lịch canh nông “nở hoa” ở vùng đất Hà Nội trên Cao nguyên
- Lâm Đồng: Đã thu xếp vốn ổn thoả để triển khai các Dự án cao tốc trọng điểm
Theo Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng, trong thời gian qua đã tiến hành kiểm tra các cơ sở dịch vụ làm đẹp, thẩm mỹ, spa trên địa bàn các huyện, thành phố trong tỉnh.
Kết quả phát hiện nhiều tồn tại, như: cơ sở cung cấp dịch vụ thẩm mỹ khi chưa có văn bản thông báo đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thẩm mỹ gửi về cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định; cơ sở không bảo đảm một trong các điều kiện sau khi đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cơ sở đã sử dụng thuốc, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người làm thay đổi màu sắc, hình dạng trên cơ thể người…
Vấn đề trên cho thấy, công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này tại các huyện, thành phố chưa được quan tâm, việc kiểm tra, xử lý các vi phạm đối với các cơ sở dịch vụ làm đẹp, thẩm mỹ, spa trên địa bàn còn nhiều bất cập.
Đặc biệt, thực trạng hành nghề thẩm mỹ “chui” (nâng mũi, cắt mí, tiêm filler…) diễn ra hết sức tinh vi và phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người dân. Rất cần sự vào cuộc của nhiều ban, ngành để phát hiện và xử lý.
Nhằm tham mưu cho UBND tỉnh về công tác quản lý nhà nước có hiệu quả, kịp thời. Đồng thời, để hoạt động này bảo đảm thực hiện đúng pháp luật, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản đề nghị phòng y tế các huyện, thành phố tăng cường kiểm tra, quản lý các cơ sở dịch vụ làm đẹp, thẩm mỹ, spa trên địa bàn.
Theo đó, cần tăng cường công tác quản lý và triển khai các giải pháp quyết liệt trong quản lý hành nghề thẩm mỹ trái phép. Kịp thời phát hiện, xử lý hoặc tham mưu xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định.
Bên cạnh đó, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành có liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về dịch vụ làm đẹp; tuyên truyền phổ biến các quy định có liên quan để người dân và các cơ sở hành nghề nắm rõ.
Ngoài ra cần tham mưu ban hành kế hoạch và thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, rà soát lại tất cả các hoạt động của các cơ sở dịch vụ làm đẹp, thẩm mỹ, spa trên địa bàn. Để tránh chồng chéo trong hoạt động thanh, kiểm tra, gây phiền hà cho các cơ sở, chỉ thành lập 1 đoàn kiểm tra liên ngành về lĩnh vực y tế khi triển khai thực hiện; xây dựng kế hoạch kiểm tra, định kỳ, đột xuất đối với các cơ sở hàng năm.
Sau khi kiểm tra, phải kịp thời xử lý (hoặc kiến nghị xử lý) nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định, đồng thời công bố rộng rãi các trường hợp vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu hình sự, chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định.
Viên Hữu
- Đà Lạt khen thưởng Nữ công nhân môi trường trả lại tài sản lớn cho du khách
- Tăng cường năng lực tiếp cận thị trường cho Doanh nghiệp do nữ làm chủ
- Chủ tịch FPT tiết lộ ba nền tảng sẽ làm “bệ phóng” tăng trưởng của tập đoàn
- Đà Lạt tham vấn chuyên gia để ứng cử mạng lưới thành phố sáng tạo UNESCO
- ‘Giải mã’ sức hút thị trường của sữa đặc Ông Thọ sau gần nửa thế kỷ