Hoạt động sản xuất, xuất khẩu nông sản thời gian qua bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế, yếu kém cần tập trung tháo gỡ để những tháng cuối năm 2024 khởi sắc.
- Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT
- Doanh nghiệp hưởng ứng Tuần lễ vàng du lịch Lâm Đồng 2024
- Thuỷ Hoàng Nguyên Hotel & Resort phục vụ Buffet trưa chỉ với 120.000 đồng
- Doanh nghiệp đang gặp phải 5 khó khăn trong sản xuất kinh doanh
- Tây Ninh công bố chuỗi sự kiện ngành nông nghiệp lớn nhất từ trước tới nay
Còn nhiều hạn chế cần khắc phục
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2024, kết quả xuất khẩu gạo và rau quả của Việt Nam tăng cao cả về sản lượng và giá trị xuất khẩu. Trong đó, xuất khẩu gạo tăng 9,5% về lượng và tăng 33,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu rau quả tăng 38,1% về trị giá. Kết quả xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm, thị trường tiềm năng đều đạt tăng trưởng đáng khích lệ.
Tại cuộc họp ngày 28/5 bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu những tháng cuối năm do liên Bộ Công Thương – NN&PTNT chủ trì, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, kết quả trên có được là do các hiệp hội, doanh nghiệp đã khai thác có hiệu quả các thị trường truyền thống, đồng thời khai mở thêm nhiều thị trường mới, tiềm năng. Nhiều doanh nghiệp, người sản xuất đã tiếp cận tốt hơn và khai thác tốt hơn các lợi thế từ các FTA mà nước ta là thành viên…
Ông Nguyễn Ngọc Nam – Chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) – thông tin, Việt Nam cũng tập trung vào thị trường lớn như Phipinnies, Trung Quốc, Indonesia…Trong 5 tháng đầu năm, giá gạo trong nước tăng hơn so với cùng kỳ, bảo đảm hiệu quả bà con nông dân, người trồng lúa.
Dự báo, xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2024 sẽ khởi sắc khi các thị trường lớn tăng khối lượng nhập khẩu. Các nước đang nghe ngóng xem Ấn Độ có dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu cấm xuất khẩu gạo do Elnino, khả năng đến tháng 9 chưa dỡ bỏ, đây là cơ hội cho Việt Nam.
Tuy vậy, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhìn nhận, bên cạnh những điểm tích cực, hoạt động sản xuất, xuất khẩu gạo và rau quả của nước ta thời gian qua vẫn còn những hạn chế, yếu kém cần tập trung khắc phục.
rong đó, một số vùng trồng phát triển quá nóng về quy mô, nhưng không tuân thủ quy trình bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng. Doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu chưa nghiên cứu kỹ yêu cầu, tín hiệu của thị trường xuất khẩu, nên không khẳng định được thương hiệu sản phẩm. Vai trò của hiệp hội ngành hàng trong tạo sự đồng thuận để bảo vệ quyền lợi hội viên, doanh nghiệp và quyền lợi quốc gia còn hạn chế…
Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan đánh giá, hiện Việt Nam mới đang xuất khẩu một sản phẩm của doanh nghiệp chứ không phải xuất khẩu sản phẩm của một ngành hàng. Khâu liên kết và hợp tác đang là điểm yếu của doanh nghiệp.
Nêu yếu kém trong khâu hợp tác, liên kết, Bộ trưởng Lê Minh Hoan dẫn chứng: “Khi chúng tôi đi hội chợ quốc tế, các bạn Trung Quốc trưng bày là cả 1 không gian, nhưng với Việt Nam, có những doanh nghiệp vẫn thuê riêng 1 góc ngoài chứ không đi chung với hiệp hội hay bộ, ngành. Rõ ràng, nếu bản thân các doanh nghiệp không thay đổi thì thì sẽ không thể đi xa được.
Cần phải nhấn mạnh việc chúng ta xuất khẩu gạo Việt Nam, nói đến hình ảnh gạo Việt Nam, hình ảnh nông sản Việt chứ không chỉ nói về gạo Trung An, hay một doanh nghiệp gạo nào khác. Có như vậy, nông sản Việt mới có thể lớn lên được”.
Theo đó, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đặt câu hỏi “liệu hiệp hội đã làm hết vai trò của mình chưa? Nếu hiệp hội chỉ là người cộng các con số xuất khẩu của doanh nghiệp thành viên thì đây không phải là chức năng của hiệp hội. Hiệp hội phải là người kết nối các doanh nghiệp”.
Trong khi đó, Chủ tịch VFA cũng nêu một số vấn đề tồn tại như: việc doanh nghiệp nợ tiền lúa nông dân, hay việc doanh nghiệp xuất khẩu gạo cạnh tranh không lành mạnh về giá.
Trong số 157 đầu mối xuất khẩu gạo, chỉ 70 doanh nghiệp thuộc hiệp hội, nên họ không báo cáo và khó chỉ đạo. Theo quy định thì cũng không có biện pháp nào để chế tài.
Ông Nguyễn Thanh Bình – Chủ tịch Hiệp hội rau quả Việt Nam phản ánh, các doanh nghiệp thuộc hiệp hội gặp nhiều khó khăn, trong năm 2023 đều lỗ. Lý do là doanh nghiệp ký hợp đồng rồi nên phải thực hiện. Doanh nghiệp mua, đặt hàng với các nông hộ nhưng khi giá tăng gấp đôi họ sẵn sàng bỏ và phải chấp nhận mua với giá thị trường, khiến doanh nghiệp lỗ…
Để nông sản Việt khởi sắc
Để tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu gạo, rau quả theo hướng bền vững, đồng thời bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị các hiệp hội ngành hàng và các đơn vị chức năng thuộc các Bộ: Công Thương, NN&PTNT, Nội vụ tập trung thực hiện một số nội dung trọng tâm.
Trong đó, các hiệp hội ngành hàng cần tập trung tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin, khai thác tối đa những ưu đãi từ các FTA và những yêu cầu của từng thị trường, cũng như những yêu cầu của nước nhập khẩu.
Bộ NN&PTNT cần iếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành lúa, gạo, rau quả theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Làm tốt công tác định hướng quy hoạch vùng trồng, tổ chức sản xuất, cơ cấu giống, kỹ thuật canh tác, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản…
Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách để thu hút đầu tư, đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích, hỗ trợ xây dựng vùng nguyên liệu và nhân rộng các mô hình chuỗi liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Đối với Bộ Nội vụ, người đứng đầu Bộ Công Thương đề nghị nghiên cứu, hướng dẫn hiệp hội rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các điều lệ, quy chế hoạt động theo hướng cần phải có các quy định cần thiết để bảo đảm hiệp hội hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích; các doanh nghiệp hội viên tuân thủ quy định của pháp luật và các quy chế, quy định.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh việc các hội và hiệp hội cần phải thay đổi hoàn toàn tư duy, cách làm việc. Khi và chỉ khi doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng thay đổi từ tư duy mua bán sang tư duy liên kết, hợp tác, khi đó, mới nâng cao sức mạnh của một ngành hàng, tăng được sức cạnh tranh của sản phẩm khi ra trường quốc tế.
Về vấn đề này, bà Thang Thị Hạnh – Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi Chính Phủ Bộ Nội vụ cho rằng, hiện nay, trong danh mục các hội, ngành hàng, Bộ Nội vụ cho phép thành lập 3 hiệp hội (lương thực, lúa gạo, rau quả). Góc độ quản lý, hội thuộc lĩnh vực nào sẽ chịu sự quản lý của Bộ chuyên ngành, do vậy các bộ có thẩm quyền với các hiệp hội đó.
“Các hiệp hội rà soát lại số lượng thành viên để tăng tính thực hiện văn hóa của hiệp hội. Bên cạnh đó, vai trò của hiệp hội cũng cần làm tốt vị thế của mình từ đó mới có thể kêu gọi được các doanh nghiệp tham gia hiệp hội”, bà Hạnh nói.
Nguyệt Minh
- Công ty TNHH Vĩnh Tiến: 27 năm hình thành và phát triển
- Đà Lạt: Xây dựng điểm trưng bày, đưa 100% sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
- Phiên chợ Rau – Hoa Đà Lạt kết tinh kỳ diệu từ đất lành
- Khuyến cáo tình trạng giả danh cán bộ lãnh đạo gọi điện lừa đảo
- Gỡ khó cho xuất khẩu nông sản những tháng cuối năm 2024