Doanh nhân Nguyễn Hòa Bình (Shark Bình) khẳng định thị trường thanh toán điện tử Việt Nam đã bắt kịp Trung Quốc cả về mặt doanh nghiệp cho đến thói quen của người dùng. Thậm chí, còn được đánh giá “nhỉnh hơn” so với mặt bằng chung tại Đông Nam Á.
- Ai yêu cà phê thì về Buôn Ma Thuột
- Dương Thị Hạnh – Nữ doanh nhân với sứ mệnh kết nối
- Hợp tác thúc đẩy phát triển kinh tế TP Hồ Chí Minh – Tây Nguyên
- Đắk Nông đăng cai “hội nghị bàn tròn” TP Hồ Chí Minh – Tây Nguyên
- Simexco Daklak ghi dấu cột mốc 30 năm phát triển bằng chuỗi hoạt động vì cộng đồng
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chưa bao giờ hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Trong các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, phương thức sử dụng mã (QR code) có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất cả về số lượng và giá trị. Số lượng thanh toán năm sau luôn cao hơn năm trước nhiều lần.
Phương thức sử dụng QR code trong năm 2022 tăng tới hơn 225% về số lượng và 244% về giá trị so với năm 2021. Doanh nhân Nguyễn Hòa Bình (Shark Bình) cho rằng, thanh toán không dùng tiền mặt đang phát triển đột phá. Phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đang được sử dụng phổ biến từ quán trà đá vỉa hè. Các cửa hàng chỉ thanh toán tiền mặt đã vắng khách hơn.
Đặc biệt, tại các cửa hàng bán lẻ lớn, việc chấp nhận thanh toán điện tử thông qua thẻ tín dụng để có được chức năng trả góp 0% đến nay đã trở thành thế mạnh cạnh tranh chủ yếu của các cửa hàng. Việc thanh toán bằng thẻ đang trở thành phương thức thanh toán thuận lợi. Phương thức này giúp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao thế mạnh cạnh tranh và quản lý dòng tiền tốt hơn, cắt giảm được chi phí.
“Nếu như 2 năm trước đây, chúng ta vẫn nhìn thị trường Trung Quốc với sự mơ ước bao giờ việc thanh toán điện tử mới được như họ, thì đến nay, thị trường thanh toán điện tử Việt Nam đã bắt kịp nước này cả về mặt doanh nghiệp cho đến thói quen của người dùng. Thậm chí, còn nhỉnh hơn so với mặt bằng chung Đông Nam Á”, ông Bình khẳng định.
Cũng theo ông Bình, 5 năm qua, các công ty công nghệ trong lĩnh vực tài chính (fintech) tại Việt Nam đã nỗ lực và đột phá. Về cơ bản hiện nay, công nghệ phát triển áp dụng cho phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đã rất an toàn. Hầu như không có sự cố nào liên quan đến vẫn đề kỹ thuật dẫn đến sự mất tiền của khách hàng và của các doanh nghiệp.
“Dưới góc nhìn chuyên gia, tôi tin rằng, doanh nghiệp và khách hàng không có lý do lo ngại trong sử dụng thanh toán điện tử trong các giao dịch hàng ngày. Ngoại trừ phải cảnh giác sự lừa đảo giữa con người với con người. Trong thời đại kinh tế số, bị mất tiền là do lừa đảo chứ không mất tiền vì lỗi kỹ thuật”, ông Bình nói.
Hà Anh
- Ước mơ bình dị của 3 đứa trẻ bán rau giúp mẹ chữa bệnh ung thư ở Đà Lạt
- Giải pháp đưa sản phẩm OCOP Lâm Đồng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu
- Những câu nói hay về tình cảm Cha con, thấm đẫm nước mắt
- Ông Nguyễn Phục Quốc làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Lâm Đồng
- Bạc Liêu thực hiện mô hình “UBND thành phố uống cà phê với báo chí”