Giáo dục Tài chính như thế nào để Trẻ biết cách cho đi?

Bên cạnh tư duy kiếm tiền, tiêu tiền, tiết kiệm, thì dạy trẻ hiểu đúng về việc “cho đi” là một phần của giáo dục tài chính. Vậy đâu là phương pháp dạy trẻ về tiền vừa đúng, vừa thiết thực, đồng thời giúp con định hình nhân cách sống tích cực với cộng đồng và xã hội?

Để con cảm nhận được niềm hạnh phúc khi “cho đi”

Giáo dục tài chính cho con trong giai đoạn hình thành, phát triển nhân cách sẽ giúp con biết “vì người khác”, cùng các phẩm chất nhân ái và rộng lượng. Con sẽ tận hưởng việc gặt hái niềm vui và hạnh phúc từ việc biết chia sẻ những điều tốt đẹp, ý nghĩa đến mọi người xung quanh.

Đối với trẻ, dường như để hiểu giá trị của việc “cho đi” về tiền bạc và vật chất vẫn còn quá sớm, đặc biệt khi con chưa được giáo dục về tài chính hay định hướng suy nghĩ về đồng tiền. Vậy làm sao để trẻ tìm thấy hạnh phúc và hiểu được ý nghĩa thực sự của việc “cho đi”?

Luôn ghi nhận mỗi lần con có trách nhiệm, giúp đỡ cha mẹ công việc nhà.

1. Gia đình là gốc rễ

Khen “đúng lúc đúng chỗ” và sự công nhận từ cha mẹ là điều khích lệ, động viên lớn đối với bất kì đứa trẻ nào. Vì vậy, khi con biết giúp đỡ, quan tâm đến người thân trong nhà, học được cách nhường nhịn sẻ chia, cha mẹ hãy dành cho con lời khen tặng. Đó chính động lực to lớn khuyến khích trẻ tiếp tục những hành động và nhân cách tốt đẹp của mình.

2. Để con luôn “đủ đầy” trong nội tại

Ưu tiêu cao cả nhất của cha mẹ là luôn muốn dành cho con một đời sống tinh thần phong phú và giàu cảm xúc tích cực. Chính điều đó là nền tảng cốt lõi để con biết cách “cho đi không mưu cầu”. Cha mẹ nên tạo điều kiện cho con được học hỏi và trải nghiệm từ thế giới xung quanh, từ đó con biết yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường sống, biết sẻ chia với những hoàn cảnh kém may mắn trong xã hội… Khi con đã cảm thấy “đủ”, con sẽ tìm thấy ý nghĩa thực sự của hành động “cho đi”.

Con cái học hỏi nhiều nhất từ cha mẹ, vì vậy nếu trưởng thành trong văn hóa gia đình tích cực, có cha mẹ là tấm gương sáng về thái độ “cho đi” đúng đắn, con sẽ được vun đắp sự “đủ đầy” cho mình khi lớn lên.

3. Tiền bạc, vật chất không phải là yếu tố duy nhất khi “cho đi”

Trong bài rap đang trở thành “hot hit” gần đây của một rapper nổi tiếng có nhắc đến cách “trao đi hạnh phúc” chạm đến trái tim của rất nhiều người và tạo nên một làn sóng ủng hộ mạnh mẽ cho các dự án cộng đồng dành cho trẻ em vùng cao: “Tụi mình muốn trở thành người tốt và đang phải học hỏi để làm điều đó/Tụi mình tập tìm cách cho đi và biết cho đi nhiều sẽ nhận về nhiều/ Vì cho đi những nụ cười, những muộn phiền sẽ trôi rất xa/Cho đi niềm hạnh phúc sẽ nhận về gấp đôi gấp ba.”.

Bên cạnh các hoạt động từ thiện, quyên góp vật chất và tiền bạc, cha mẹ cũng nên khuyến khích và đồng hành cùng con khi “cho đi” thời gian, sức lực hay tâm niệm tốt đẹp của. Con có thể bắt đầu từ việc cho đi nụ cười, lòng biết ơn để xua tan muộn phiền của cha mẹ, và rằng giá trị đó là không gì có thể sánh được.

4. Để con luôn “đủ đầy” trong nội tại

Ưu tiêu cao cả nhất của cha mẹ là luôn muốn dành cho con một đời sống tinh thần phong phú và giàu cảm xúc tích cực. Chính điều đó là nền tảng cốt lõi để con biết cách “cho đi không mưu cầu”. Cha mẹ nên tạo điều kiện cho con được học hỏi và trải nghiệm từ thế giới xung quanh, từ đó con biết yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường sống, biết sẻ chia với những hoàn cảnh kém may mắn trong xã hội… Khi con đã cảm thấy “đủ”, con sẽ tìm thấy ý nghĩa thực sự của hành động “cho đi”.

Con cái học hỏi nhiều nhất từ cha mẹ, vì vậy nếu trưởng thành trong văn hóa gia đình tích cực, có cha mẹ là tấm gương sáng về thái độ “cho đi” đúng đắn, con sẽ được vun đắp sự “đủ đầy” cho mình khi lớn lên.

5. Tiền bạc, vật chất không phải là yếu tố duy nhất khi “cho đi”

Trong bài rap đang trở thành “hot hit” gần đây của một rapper nổi tiếng có nhắc đến cách “trao đi hạnh phúc” chạm đến trái tim của rất nhiều người và tạo nên một làn sóng ủng hộ mạnh mẽ cho các dự án cộng đồng dành cho trẻ em vùng cao: “Tụi mình muốn trở thành người tốt và đang phải học hỏi để làm điều đó/Tụi mình tập tìm cách cho đi và biết cho đi nhiều sẽ nhận về nhiều/ Vì cho đi những nụ cười, những muộn phiền sẽ trôi rất xa/Cho đi niềm hạnh phúc sẽ nhận về gấp đôi gấp ba.”.

Bên cạnh các hoạt động từ thiện, quyên góp vật chất và tiền bạc, cha mẹ cũng nên khuyến khích và đồng hành cùng con khi “cho đi” thời gian, sức lực hay tâm niệm tốt đẹp của. Con có thể bắt đầu từ việc cho đi nụ cười, lòng biết ơn để xua tan muộn phiền của cha mẹ, và rằng giá trị đó là không gì có thể sánh được.

Tạo cơ hội để con “cho đi” thời gian, sức lực và tâm huyết cũng là một cách quyên góp.

Gặt hái kiến thức tài chính từ các hoạt động đời thường

Quá trình dạy con về tiền nên tập trung xây dựng trong con một tư duy và trách nhiệm với tiền bạc. Song song với các bài học về kiếm tiền và quản lý tài chính, cha mẹ nên khuyến khích con tham gia vào các hoạt động cộng đồng, của trường lớp. Điều này không chỉ xây dựng khả năng làm việc nhóm, tinh thần đồng đội mà còn là cơ hội để con tự khám phá bản thân và phát huy óc sáng tạo.

Bên cạnh đó, phương pháp “học mà chơi – chơi mà học” cũng được áp dụng rộng rãi, để các kiến thức tài chính trở nên đơn giản, dễ hiểu, và thú vị với trẻ. Lúc này, sự giáo dục sẽ mang hiệu quả tích cực bởi nó phù hợp với lứa tuổi và khả năng của con.

Cách giảng dạy này là một phần mà dự án giáo dục tài chính Cha-Ching của Prudential dành cho trẻ em từ 7-12 tuổi tại Việt Nam đang được thực hiện. Tiêu biểu là cuộc thi “Bé Giỏi – Tiền Hay” khuyến khích mỗi cá nhân tham gia tranh tài kiến thức tài chính mà các con đã được học ở trường.

Từ đó, các học sinh xuất sắc sẽ được làm việc cùng nhau để phát triển một dự án có ích cho cộng đồng và xã hội. Rất nhiều ý tưởng được các con xây dựng và triển khai như quyên góp một phần tiền tiêu vặt hàng ngày cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn, tận dụng các đồ tái chế vừa bảo vệ môi trường vừa bán lấy tiền ủng hộ các bạn vùng cao, hoặc thực hiện ý tưởng làm đồ handmade, vẽ tranh…

Dự án cũng cung cấp giáo trình giảng dạy trong nhà trường và tại gia đình. Cha mẹ có thể tham khảo bộ học liệu 360 độ Cha-Ching với “Quyên góp” là một trong 4 kỹ năng quản lý tài chính cơ bản, bên cạnh các kỹ năng: Kiếm tiền, Tiết kiệm, Tiêu tiền.

Được khởi xướng bởi Prudence Foundation – Quỹ hành động vì cộng đồng của Prudential tại Châu Á và triển khai bởi Prudential Việt Nam trong 4 năm qua, dự án Cha-Ching đã đạt được những thành công đáng kể, tiếp cận 78.000 học sinh và 2.100 giáo viên từ 210 trường trên toàn quốc. Từ đó, dự án đã giúp xây dựng một nền tảng kiến thức tài chính vững chắc cho thế hệ trẻ, giúp các em tự tin và vững vàng theo đuổi mục tiêu tương lai.

Các bé vẽ tranh để quyên góp tiền trong Cuộc thi “Bé giỏi tiền hay”.

Báo Đắk Lắk

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *