Về Quỷ Núi Suối Ma cho cá “bú bình”

Cá “bú bình” là lúc du khách lan tỏa năng lượng yêu thương trong chánh niệm, khách trở thành những ông bố, bà mẹ chăm con – con là những đàn cá bơi lội hồn nhiên quẩy nước như trẻ thơ.

Dòng sữa ngọt ngào của Mẹ luôn là mạch nguồn trưởng dưỡng tâm thức mỗi chúng ta. Và, cách trao truyền sợi dây tâm thức thiêng liêng ấy bằng chuyện cho con bú đã trở thành ký ức tuổi thơ huyền diệu nhất.

Khu du lịch Quỷ Núi – Suối Ma.

Tại Khu du lịch Quỷ Núi Suối Ma (tọa lạc tại Suối Cạn, xã Lát, huyện Lạc Dương, cách trung tâm TP Đà Lạt chừng 20km), ý tưởng ấy đã được khéo léo chuyển hóa đầy sáng tạo đến bất ngờ.

Với chủ trương tôn trọng nguồn cội tự nhiên sơ khai và góp phần cân bằng tự nhiên, lấy lợi ích của mẹ thiên nhiên làm nền tảng dung hòa với con người và môi sinh, Quỷ Núi Suối Ma được ông Ngô Quang Phúc cùng Tập đoàn Liên Minh và đồng bào K’ho kiến tạo trở thành một công viên bảo tồn đa dạng các loài cá, thủy sinh nước ngọt quý hiếm, không sát sanh hại vật, bảo tồn các giống cây quý tự nhiên được di thực về đây.

Giữa bạt ngàn cây cỏ hoa lá từ khắp nơi hội tụ về, giữa tiếng suối róc rách trong veo từ thượng nguồn, là những hồ cá lớn nhỏ, xếp lớp 3 tầng, vô cùng phong phú chủng loại quý hiếm được thuần dưỡng từng bước để làm quen với sự có mặt của con người.

Khi đã có sự giao thoa, cá hiểu con người thân thiện, đón nhận sự chăm sóc ân cần từ con người hiền hòa. Cá hoan hỷ vẫy đuôi sóng nước từng đàn ngoi lên tiếp cận con người, tiếp cận du khách, và được “bú bình” để khôn lớn trong yêu thương.

Cá “bú bình” là lúc du khách lan tỏa năng lượng yêu thương trong chánh niệm, khách trở thành những ông bố, bà mẹ chăm con – con là những đàn cá bơi lội hồn nhiên quẩy nước như trẻ thơ.

Thân và Tâm tập trung cho cá ngậm bình bú đón nhận thức ăn. Khách tự nhiên cảm niệm một niềm vui, mà, niềm vui đó không phải chỉ ở góc độ giải trí, mà còn là niềm an vui của lòng từ bi như dòng sữa ngọt ngào của Mẹ dành cho các con thơ.

Cá “bú bình” là lúc cá lớn, cá bé – cá già, cá trẻ – cá non, cá cụ – cá xinh đẹp, cá dễ thương – cá hiền lương, cá tinh nghịch – cá cute, cá siêu quậy… đều trở thành “như nhiên”, trở thành “một trong tất cả”, trở thành những đứa trẻ con trắng trong vô vi vô ngần.

Cá “bú bình” là lúc thẳm sâu trong tâm thức cá với khách, khách với cá, hòa hợp “tình thương vô ngôn” – tình thương không cần dùng ngôn ngữ biểu đạt, mà có lẽ ngôn ngữ cũng không đủ sức biểu đạt, chỉ có “yêu thương vắng lặng”.

Cá “bú bình” còn là lúc thanh âm tiếng cười giòn tan của những khách trẻ con reo lên vì lạ lùng, vì ngạc nhiên, vì phấn khích, vì thích thú giữa “đàn cá ngậm bình bú như mình kỳ còn bé thơ”, há chẳng phải niềm phúc lạc đang lan tỏa bằng năng lượng tự nhiên nhất của tạo hóa qua ý tưởng sáng tạo của con người giao thoa với cá, với nước đó sao!?

“Kinh cao nhất là Kinh vô tự,

Lời cao nhất là lời vô ngôn”.

Chuyện cá “bú bình” trở thành dòng sữa ngọt ngào “vô ngôn” lắng sâu trong tiềm thức du khách về thiên chức của loài người nhỏ bé giữa Mẹ thiên nhiên đại ngàn trong triết lý nhân văn của mạch nguồn yêu thương Quỷ Núi Suối Ma.

Thương hiệu & Truyền thông

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *