Xây dựng thương hiệu Du lịch Đắk Nông gắn với Công viên địa chất toàn cầu

Để phát triển du lịch hiệu quả và bền vững, tỉnh Đắk Nông xác định cần khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế về tài nguyên du lịch, trong đó chú trọng xây dựng, phát triển thương hiệu du lịch của tỉnh gắn với Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.

UBND tỉnh Đắk Nông vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 18/5/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững.

Khách tham quan trải nghiệm một số nhạc cụ cổ xưa của thế giới được trưng bày tại Triển lãm các nhạc cụ thuộc tuyến du lịch “Âm vang từ Trái đất”. Ảnh: BQL CVĐC.

Kế hoạch triển khai nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế về tài nguyên du lịch, trong đó chú trọng xây dựng, phát triển thương hiệu du lịch tỉnh Đắk Nông gắn với Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.

Tăng cường đa dạng hóa sản phẩm du lịch theo nhu cầu của du khách và xu hướng phát triển hiện nay để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm trên địa bàn tỉnh; đồng thời phấn đấu đưa Đắk Nông trở thành điểm đến an toàn, hấp dẫn đối với du khách.

UBND tỉnh Đắk Nông yêu cầu tập trung thực hiện các giải pháp phát triển du lịch trọng tâm, trọng điểm, với phương châm “Sản phẩm đặc sắc – Dịch vụ chuyên nghiệp – Thủ tục thuận tiện, đơn giản – Giá cả cạnh tranh – Môi trường vệ sinh sạch, đẹp – Điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”.

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống của địa phương. Quản lý, khai thác, bảo vệ và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch trong phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế. Xây dựng môi trường du lịch văn minh, lịch sự, hiếu khách, thân thiện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Để đạt được mục đích, yêu cầu trên, UBND tỉnh Đắk Nông đề ra 7 nhiệm vụ chủ yếu, đó là: đẩy mạnh cơ cấu lại ngành du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, bền vững; tạo điều kiện cho khách quốc tế đến Đắk Nông; tăng cường thu hút đầu tư phát triển du lịch.

Phát triển sản phẩm và truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch; hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh du lịch; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch; đẩy nhanh thực hiện chuyển đổi số, thúc đẩy khởi nghiệp, đối mới sáng tạo trong lĩnh vực du lịch.

Các chuyên gia khám phá Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông. Ảnh: BQL CVĐC.

UBND tỉnh Đắk Nông giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khảo sát, đánh giá tài nguyên du lịch, tiềm năng, lợi thế của từng địa phương để tập trung xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng; thực hiện rà soát, thống kê du lịch; thường xuyên theo dõi, cập nhật dữ liệu liên quan đến hoạt động du lịch.

Đồng thời, chủ trì tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch; trong đó lồng ghép các hoạt động quảng bá du lịch đến với du khách, nhà đầu tư và doanh nghiệp. Đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch; hỗ trợ, cung cấp thông tin để kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư chiến lược vào đầu tư, kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh.

Hiến kế nâng tầm Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông

Chiều 26/6, tại buổi gặp mặt, chào xã giao đoàn chuyên gia UNESCO đến tái thẩm định danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông (DNUGGp), Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Hồ Văn Mười cho rằng, DNUGGp có được thành quả như ngày hôm nay, ngoài các giá trị di sản địa chất đặc sắc, văn hóa độc đáo và tài nguyên thiên nhiên sinh học đa dạng, còn nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.

Chủ tịch tỉnh Đắk Nông mong muốn các chuyên gia thẩm định xem xét, cho ý kiến đối với kết quả mà tỉnh đã đạt được trong thời gian qua để DNUGGp có thêm động lực và định hướng phát triển trong thời gian tới, nhằm bảo tồn và phát huy tốt nhất giá trị di sản, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng dân cư và đóng góp vào thành công chung của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.

Viên Hữu

Doanh nghiệp Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *