Theo Tổng lãnh sự Ấn Độ tại TP Hồ Chí Minh Madan Mohan Sethi, đến Việt Nam tham quan, trải nghiệm đang là xu hướng của nhiều người dân Ấn Độ. Doanh nghiệp lữ hành hai nước cần sớm kết nối, trao đổi những ý tưởng hợp tác, nhằm đưa du khách đến Việt Nam, đặc biệt là Đà Lạt (Lâm Đồng).
- Tập đoàn Liên Minh trao tặng 1 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào khó khăn
- Sản vật Nam Tây Nguyên hội tụ tại Tuần lễ Vàng du lịch Lâm Đồng 2023
- Mở rộng đối tượng sử dụng thương hiệu “Đà Lạt – Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”
- Nữ doanh nhân Nguyễn Thị Bích Huệ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu 2023
Ngày 9/5, tại Quẩn thể khu du lịch PiNi, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP Hồ Chí Minh và Tập đoàn Liên Minh (Lien Minh Group) đã phối hợp tổ chức hội thảo hợp tác phát triển du lịch giữa Ấn Độ và Đà Lạt.
Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp du lịch, lữ hành Ấn Độ đang có kế hoạch tổ chức đưa du khách đến Đà Lạt – Lâm Đồng và các doanh nghiệp du lịch, lữ hành của tỉnh Lâm Đồng.
Chia sẻ tại hội thảo, ông Madan Mohan Sethi – Tổng lãnh sự Ấn Độ tại TP Hồ Chí Minh, cho biết, hoạt động du lịch đến Việt Nam đang là xu hướng của người dân Ấn Độ. Việc tổ chức đưa du khách đến Đà Lạt – Lâm Đồng đang nằm trong dự tính của nhiều đơn vị lữ hành Ấn Độ.
“Chúng tôi mong rằng, doanh nghiệp du lịch, lữ hành của hai nước sớm kết nối và trao đổi những ý tưởng hợp tác, nhằm đưa nhiều hơn nữa du khách Ấn Độ đến với Việt Nam và đặc biệt là vùng đất tươi đẹp, được thiên nhiên ban tặng nhiều đặc ân như Đà Lạt – Lâm Đồng”, ông Madan Mohan Sethi, nhấn mạnh.
Ông Ngô Quang Phúc – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Liên Minh (chủ đầu tư Quần thể khu du lịch PiNi), cho rằng, du khách Ấn Độ tới Đà Lạt – Lâm Đồng mang không khí mới cho du lịch của địa phương. Với sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, du lịch vùng Cao nguyên Lâm Viên luôn có sự mới lạ và độc đáo để “thiết đãi” du khách thập phương.
“Hội thảo là cơ hội đẩy mạnh hợp tác kinh tế song phương trong lĩnh vực du lịch, lữ hành, thương mại và dịch vụ giữa tỉnh Lâm Đồng nói chung và Quần thể khu du lịch PiNi nói riêng với Ấn Độ. Các bên sẽ tìm ra những hướng hợp tác, giải pháp mới nhằm tạo đột phá trong hợp tác du lịch, qua đó tăng cường củng cố mối quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp và sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai bê”, ông Ngô Quang Phúc, kỳ vọng.
Tại hội thảo, các doanh nghiệp du lịch, lữ hành của Ấn Độ và Lâm Đồng đã trao đổi nhiều thông tin hữu ích về cơ hội hợp tác để đưa du khách Ấn Độ đến tham quan, trải nghiệm, nghỉ dưỡng tại Đà Lạt – Lâm Đồng, cũng như cơ hội xúc tiến thương mại, kết nối giao thương giữa hai bên trong thời gian tới.
Đánh dấu cho sự hợp tác nhiều tiềm năng này, các đại biểu tham dự hội thảo đã chứng kiến lễ ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) giữa Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Quần thể khu du lịch PINI với các doanh nghiệp lữ hành Ấn Độ, Câu lạc bộ kết nối doanh nhân Việt Nam và Quốc tế (VIENC).
PiNi xác lập kỷ lục châu Á
Cũng tại hội thảo, đại diện Tổ chức kỷ lục châu Á đã trao chứng nhận xác lập Kỷ lục châu Á cho Quần thể khu du lịch PiNi, với nội dung: “Quần thể du lịch lấy cảm hứng thiết kế từ điển tích dân gian của người bản địa Tây Nguyên (Việt Nam) với các hạng mục, công trình có chủ đề về “Quỷ hiền lương” lớn nhất châu Á”.
Trước đó, quần thể khu du lịch này cũng đã được Tổ chức kỷ lục Việt Nam (Vietkings) xác lập 2 kỷ lục Việt Nam với nội dung: “Khu du lịch có cổng vào tái hiện hình ảnh “Quỷ hiền lương” theo điển tích dân gian với kiến trúc kỳ lạ đạt kích thước lớn nhất” và “Khu du lịch có mô hình lồng chim bằng sắt được thiết kế trên cao lớn nhất”.
Viên Hữu
- Thủ thuật nội soi bàng quang nhầm bệnh nhân, Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng nói gì?
- Nữ doanh nhân Nguyễn Thị Bích Huệ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu 2023
- Công ty TNHH Vĩnh Tiến: 27 năm hình thành và phát triển
- Đà Lạt: Trao chứng nhận Nhãn hiệu xanh, Điểm mua sắm chất lượng cao
- FPT tham vọng đạt doanh thu tỷ đô từ thị trường Mỹ